8 Đặc điểm cấu tạo của tủ nấu cơm công nghiệp

Hiện nay, tủ nấu cơm công nghiệp đã trở thành một thiết bị quen thuộc trong căn bếp của những quán ăn, nhà hàng khách sạn, trường học,… Tủ nấu cơm công nghiệp có nhiều ưu điểm hơn mà những chiếc nồi cơm điện và bếp điện không thể làm được như: nấu số lượng lớn cơm trong một lần mà vẫn đảm bảo cơm ngon, dẻo, không bị khê cháy dẫn đến lãng phí gạo. Giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí cho nhà hàng. Vậy tại sao tủ nấu cơm công nghiệp lại làm được như vậy? Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp để biết được câu trả lời nhé!

Tổng kho tủ cơm công nghiệp BEPTOP

Cấu tạo của tủ nấu cơm công nghiệp

Phần vỏ tủ

Vỏ tủ của tủ nấu cơm công nghiệp được thiết kế gồm 3 lớp inox – bảo ôn polyurethane – inox cao cấp. Với thiết kế này giúp tủ chắc chắn và bền bỉ hơn. Cùng với đó tủ còn có khả năng giữ nhiệt, giúp cơm trong tủ luôn được giữ ấm. Ngoài ra, khả năng cách nhiệt với bên ngoài cũng giúp bảo đảm an toàn cho người dùng. Tránh những trường hợp sự cố bỏng nhiệt khi vô ý chạm tay vào thành tủ.

Chất liệu bên ngoài tủ cơm

Cửa đóng mở và bánh xe dưới chân

Những chiếc tủ cơm công nghiệp loại nhỏ và trung bình thì chỉ cần trang bị 1 cửa đóng mở. Trong đó, tủ loại nhỏ thường được thiết kế 1 tay cầm mở tủ. Còn tủ cơm loại trung bình thường được thiết kế 2 tay cầm mở tủ. Tay cầm mở tủ được làm bằng chất liệu inox cao cấp kết hợp với nhựa cách nhiệt chắc chắn, bền bỉ. Bộ phận này giúp tủ cơm luôn được đóng chặt khi vận hành, tránh việc nhiệt bị rò rỉ ra ngoài gây lãng phí nhiên liệu không chín được cơm và nguy hiểm cho người sử dụng.

Tay nắm cửa tủ của tủ nấu cơm BEPTOP

Hiện nay, hầu hết các tủ nấu cơm công nghiệp đều được trang bị 4 bánh xe có khóa ở dưới chân tủ. Thiết kế này giúp việc di chuyển và cố định tủ được dễ dàng hơn. Giúp tủ di chuyển dễ dàng phù hợp với nhiều khách hàng làm: đám xá, hội nghị, tiệc cưới,..

Bánh xe di chuyển tiện lợi

Bảng điều khiển và đồng hồ đo nhiệt độ

Bảng điều khiển hẹn giờ là thiết bị chỉ có ở những dòng tủ nấu cơm hiện đại. Bạn cũng có thể lắp thêm điều khiển hẹn giờ thêm vào tủ cơm của mình.Tuy phải mất thêm một khoản tiền nhưng lại đảm bảo an toàn, không lo gặp vấn đề về chất lượng cơm

Đồng hồ đo nhiệt là bộ phận được lắp đặt ở mặt ngoài của các tủ nấu cơm (trừ tủ nấu cơm công nghiệp mini 4 khay). Chi tiết này giúp người sử dụng có thể theo dõi chính xác nhiệt độ bên trong tủ.

Bộ điều khiển tủ cơm

Khoang trong của tủ nấu cơm thiết kế khoa học, đẹp mắt

Hai bên khoang trong của tủ được thiết kế các gờ có tác dụng làm giá đỡ khay. Khoảng cách giữa những gờ là đồng nhất. Từ đó giúp những khay cơm khi đặt vào đẹp mắt và chín đều hơn.

Bên cạnh đó tủ cơm còn được trang bị zoăng cao su chịu nhiệt cực tốt. Vì vậy, khi đóng của tủ lại, khoang trong của tủ là hoàn toàn kín, giúp khả năng giữ nhiệt cực tốt.

Khay nấu cơm tiện dụng 

Khay cơm là nơi chứa gạo và nước để nấu cơm. Các khay cơm đều được làm từ inox nên rất dễ dàng vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm một cách tốt nhất. Một khay cơm thường có kích thước 60x40x5 cm (hay còn gọi là khay sâu 5). Khay sâu 5 trung bình sẽ nấu được 3-3,5 kg gạo/khay. Ngoài ra, còn có loại khay sâu 7 với kích thước 60x40x7cm. Loại khay này giúp chứa được nhiều gạo và nấu được nhiều cơm hơn trong một lần nấu (5kg/khay)

Khay có lỗ dùng để nấu hấp các loại
Khay tiêu chuẩn dùng để nấu cơm

Khay cơm còn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: 430, 201, 304. Loại khay tốt nhất thường có chất liệu 304.

Bên cạnh những khay phẳng dùng để nấu cơm, bạn còn có thể sử dụng những những chiếc khay lỗ để hấp các loại thực phẩm khác.

Dựa vào số lượng khay, người ta chia tủ nấu cơm ra làm nhiều loại. Những loại tủ nấu cơm phổ biến nhất hiện nay là:

Buồng đốt – thanh nhiệt của tủ nấu cơm

Buồng đốt là bộ phận được thiết kế trong tủ nấu cơm bằng gas. Còn thanh nhiệt thì có trong các tủ nấu cơm bằng điện. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển hóa nhiên liệu đốt tạo nhiệt để đun sôi nước trong khoang chứa. Từ đó tạo hơi và nhiệt để làm chín gạo hay hấp các thực phẩm phía trên.

Buồng đốt của tủ nấu cơm

Sau khi vận hành tủ, nên vệ sinh sạch sẽ thanh nhiệt để tránh bám cặn bẩn, giảm hiệu quả khi đốt nóng. Sau một thời gian nhất định, bạn cần thay thế thanh nhiệt để đảm bảo an toàn khi vận hành.

Van xả khí và van thoát nước

Van xả khí được thiết kế phía trên của tủ cơm công nghiệp. Bộ phận này có tác dụng tự động xả khí khi áp suất trong tủ tăng lên quá cao, vượt mức cho phép. Qua đó đảm bảo sự an toàn khi sử dụng tủ cơm.

Van xả khí và van thoát nước của tủ nấu cơm

Van thoát nước của tủ nấu cơm được lắp đặt dưới đáy, vô cùng tiện lợi và dễ dàng cho việc xả nước và vệ sinh buồng đun nước.

Một số bộ phận khác

Ống cấp nước: cấp nước tự động, đảm bảo nước vừa đủ, để có đủ hơi làm chín gạo

Dây điện: Dẫn điện để vận hành tủ nấu cơm điện điện áp thường dùng là điện 220v và điện 380v

Bình gas, van gas: Cung cấp nhiên liệu đốt cho tủ nấu cơm gas

Trên đây là đặc điểm cấu tạo cơ bản của một chiếc tủ nấu cơm công nghiệp. Hi vọng những chia của BEPTOP sẽ giúp bạn có những hiểu biết nhất định về tủ nấu cơm công nghiệp. Từ đó giúp bạn lựa chọn, vận hành tủ hiệu quả và an toàn hơn.

Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ trực tiếp với BEPTOP qua hotline: 0971.083.929

Sofa giường thông minh, Phòng tắm phòng Phòng xông hơi, Máy xông hơi Bồn Sục Massage Bồn sục Massage bồn tắm massage phòng tắm massage, nhà tắm massage xông hơi Máy xông hơi, Máy xông hơi khô vòi tắm sen âm tường, vói tắm sen âm tường, sen âm trần sông hơi phòng tắm xông hơi khô

Sofa giường thông minh, Phòng tắm phòng Phòng xông hơi, Máy xông hơi Bồn Sục Massage Bồn sục Massage bồn tắm massage phòng tắm massage, Bồn tắm massage xông hơi Máy xông hơi, Máy xông hơi khô senâm tường sen âm tường, sen âm trần xông hơi phòng xông hơi khô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.