Bạn đang muốn mở một quán ăn sáng mà chưa biết nên bắt đầu từ đâu và vốn là bao nhiêu? Bạn cảm thấy rất băn khoan về vấn đề này mà chưa có ai giúp. Hôm nay Nồi nấu phở bằng điện Bếp Top sẽ giúp bạn tìm hiểu 1 chút kinh nghiệm mở quán ăn sáng hay quán bún phở. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 3 kinh nghiệm mở quán ăn sáng nhỏ nhỏ xinh xinh hay rất lớn cho mình.
Mở một quán phở để kinh doanh thành công là điều mong muốn của không ít các nhà nội trợ hiện nay. Nhưng làm thế nào để bắt đầu. Sau đó là làm sao để quản lý, quán xuyến, hay phát triển loại hình kinh doanh quán phở này cũng là câu hỏi đau đầu. Bếp Top đã có kinh nghiệm lâu năm tư vấn cho các quán bún phở khắp cả nước. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những bí quyết kinh nghiệm khởi đầu tiên quyết cho người mới bắt đầu mở quán ăn sáng hay quá bún phở.
Bài viết liên quan >>
- Cách nấu phở heo đơn giản mà thơm ngon
- Cách chọn máy xay giò chả phù hợp kinh doanh
- Cách nấu xôi cốm sen dừa thơm ngon chuẩn vị
Kinh nghiệm mở quán ăn sáng cho người mới bắt đầu
Mở bất kì một quán ăn sáng hay quán phở nào dù nhỏ hay lớn thì việc đầu tiên bạn phải có một chiến lược kinh doanh cụ thể. Từ đó bạn mới có thể xây dựng và phát triển kinh doanh của mình chính xác được. Đúc rút từ kinh nghiệm mở quán ăn sáng hay cụ thể hơn là quán phở của nhiều nơi thì bạn phải giải quyết những vấn đề sau:
Mở quán ăn sáng cần bao nhiêu vốn?
Đây có lẽ là câu hỏi đầu tiên được nhiều người nghĩ nhất. Vậy mở quán phở cần bao nhiêu vốn? Cần mua những gì để mở quán ăn sáng?
Số vốn cần thiết để bạn khởi đầu quán ăn sáng của mình phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí địa lý và quy mô quán muốn mở của bạn. Nếu bạn muốn kinh doanh ở những địa điểm đẹp, tại các khu vực trung tâm thành phố thì vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Cùng với đó là quy mô bạn muốn mở quán to hay chỉ nhỏ nhỏ thôi. Nó có thể giao động từ 100 – 150 triệu. Vị trí càng đẹp, quy mô càng lớn thì lượng vốn đầu tư càng lớn. Số tiền đó sẽ trang trải các chi phí như sau:
- Tiền đặt cọc thuê mặt bằng và tiền thuê mặt bằng tháng đầu tiên
- Chi phí sửa chữa mặt bằng và mua dụng cụ cần thiết và trang trí quán. Bao gồm bàn ghế, bát đũa, nồi nấu phở bằng điện, máy thái thịt, tủ lạnh bảo quản, thiết bị bếp nhà hàng…
- Tiền mua các thành phẩm như thịt bò, rau củ, nước uống,…
- Chi phí hoạt động dự phòng cho 3 tháng đầu tiên.
Vì vậy, việc phải chọn quán phở ở trong góc hay ở mặt tiền hoàn toàn không phải mối quan ngại nhất. Mà điều quan trọng trong đó chính là chất lượng tô phở bạn chế tác cho khách hàng.
Bạn có thể cần đến nồi nấu phở bằng điện, bếp công nghiệp hoặc tủ cơm công nghiệp chất lượng cao giá rẻ của Bếp Top để tiết kiệm hơn. Chúng tôi mang đến cho các bạn các thiết bị tốt nhất và giá cả ưu đãi nhất.
Nhân lực như thế nào?
- Dù là quán ăn nhỏ hay quán rất lớn thì điều thứ 2 bạn nghĩ đến vẫn là nhân lực như nào. Cần tuyển bao nhiêu người, ở những vị trí nào. Nếu như quy mô nhỏ lẻ khách trung bình thì chỉ 1 2 người và bạn là đủ.
- Với quán ăn sáng hộ gia đình thì bạn có thể hoàn toàn tính toán được 1 cách đơn giản. Cân đối xem mình có tuyển thêm người hay chỉ mình gia đình bạn là đã phù hợp. Nhưng những vị trí tốt, kinh doanh ổn thì bạn sẽ phải tính toán nhiều nên tuyển bao nhiêu người đó. Bạn cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu
- Đối với các quán lớn,trong giai đoạn đầu tuyển dụng là rất quan trọng. Tất tần tật các vị trí nhân sự: nấu và múc nước lèo, phục vụ, rửa chén, thu ngân… Trong đó, đầu bếp đóng vai trò hết sức quan trọng, phải có những đầu bếp thực thụ trong vai trò nấu phở. Kinh doanh quán phở mới mở bạn nên cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ để tiết kiệm chi phí.
Đối với quán phở lớn thì đây là 3 điều quan trọng bạn cần phải chú ý tới.
- Quản Lý : Quán mới mở bạn nên thực hiện vai trò quản lý một cách sát sao, cân đối lại tài chính. Cùng với xem xét những khả năng có thể sinh lời khác từ một quán phở. Ví dụ: Bán thêm nước, đồ ăn nhanh, các sản phẩm khác…
- Pháp lý: Sau khi đã thuê mặt bằng, bạn có thể đến phường, xã nơi bạn dự định mở quán để đăng ký giấy phép kinh doanh. Với hình thức cơ sở kinh doanh bạn sẽ đóng thuế khoá hàng năm.
- Đầu bếp: Nếu bạn có được một đầu bếp giỏi chế biến nước phở ngon. Cộng thêm với phong cách phục vụ chất lượng. Chắc chắn không lâu sau đó bạn sẽ có một lượng khách trung thành và ổn định với cửa hàng của mình!
Những kinh nghiệm mở quán ăn sáng
Kinh nghiệm mở quán ăn sáng là tạo cho quán một phong cách khác biệt hoặc đơn giản là vừa ngon lại lịch sự sang trọng
- Xác định lợi thế cạnh tranh của mình
- Nếu bạn tự mở ra và biết nấu phở ngon là tốt nhất bởi lúc đó quán mới mở sẽ không nhiều việc. Bạn vừa có thể tự quản lý, vừa tiết kiệm được 1 vai trò đầu bếp hoặc phục vụ của cửa hàng.
- Địa điểm tốt cũng đóng vai trò khá quan trọng ban đầu. Khách hàng có thể tìm kiếm quán ăn sáng của bạn dễ dàng hơn.
- Thiết kế quán phở, trang trí quán phở đẹp cũng là một trong những lợi thế khi kinh doanh quán phở
- Giá đồ ăn của bạn có thực sự cạnh tranh so với các đối thủ xung quanh khu vực. Nhưng khách hàng có thể trả một cái giá cao hơn những vẫn sẵn sàng ngồi vào bàn của bạn. Đơn giản vì giá trị bạn mang đến ở thái độ phục vụ. Hay tô phở chất lượng với mô hình quán phở đẹp, hiện đại.
- Và cuối cùng đó là danh mục sản phẩm của bạn có đa dạng hay không. Danh mục đa dạng có thể là yếu tố nắm phần quan trọng sẽ khiến quán trở nên cao cấp hơn. Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn khẩu phần yêu thích của mình.
Hãy chú ý đến cách đặt tên danh mục sản phẩm. Nó sẽ góp phần mang đặc trưng riêng của cửa hàng mà không bị trộn lẫn vào những quán phở khác.
Lập kế hoạch kinh doanh quán ăn sáng chi tiết
Khi đã có kế hoạch sơ bộ thì bạn bắt tay vào lập kế hoạch chi tiết cho mình. Có được kế hoạch chi tiết và hoàn hảo bạn đã có 50% cơ hội kinh doanh thành công rồi đó. Đó là điều tiên quyết mà được tổng kết lại trong kinh nghiệm mở quán ăn sáng của chúng tôi.
Bước 1: Khảo sát thị trường
- Đầu tiên, bạn hãy dạo qua một vòng khu vực bạn chuẩn bị mở quán. Điều tra những đối thủ mà sau này sẽ cạnh tranh trực tiếp về chất lượng dịch vụ cũng như giá sản phẩm. Từ đó, có thể xác định được nhóm khách hàng để lên kế hoạch chi tiết và tầm nhìn dài hạn.
- Quan sát cách trang trí quán phở, lượng khách, phong cách phục vụ. Bạn xem ưu nhược điểm của họ là gì từ đó làm kinh nghiệm cho mình.
Bước 2: Lên kế hoạch kinh doanh cho quán phở của mình
- Hãy xác định giá bán một tô phở, khoảng thời gian kinh doanh. Xây dựng 1 menu thức ăn tốt nhất.
- Cách trang trí quán phở như thế nào cũng là một điều cần thiết nhất là những quán lớn. Không gian bài trí và cách trang trí cũng là yếu tố quan trọng khiến bạn thu hút khách hàng. Trên thực tế rất nhiều quán ăn làm ăn phát đạt nhờ cách trang trí quán phở, quán ăn của mình 1 cách tinh tế và lạ mắt. Có thể bạn không biết là không gian thoải mái khiến món ăn trở nên ngon hơn đó.
- Lên kế hoạch quảng cáo, kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết. Bao gồm quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên…
- Cân nhắc khi đầu tư những khoản khá cao so với chi phí ban đầu. Mua những dụng cụ cần thiết và phải cân đo được lợi ích và chi phí… Những máy móc công nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu được trong dài hạn.
- Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng. Dự trù cho rủi ro kinh doanh lỗ và khả năng sinh lời. Khi sử dụng máy móc công nghiệp, chỉ cần phải bỏ ra vốn đầu tư ban đầu. Thậm chí chỉ cần một vài nhân lực là có thể vận hành trơn tru một quán phở.
- Tìm nguồn mối thực phẩm uy tín. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của bạn. Và cũng cũng là yếu tố quan trọng góp phần thành công cho bạn.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn
- Khâu ban đầu là chất lượng sản phẩm. Cùng với thái độ phục vụ của nhân viên đến khách hàng cần được quy chuẩn hóa và cần nguyên tắc. Điều này sẽ góp phần tạo nên bản sắc riêng cho quán của bạn.
- Bạn đã từng nghe đến những quán “phở mắng, cháo chửi” mà báo vẫn viết thường xuyên đúng không? Hãy thay đổi cách tư duy cũ để mang lại nhiều nhất những trải nghiệm mới cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của bạn! Mình không khuyến khích các bạn đi theo những quán ăn sáng này. Điều mà mình muốn các bạn biết đó là sự khác biệt tạo nên thương hiệu cho bạn. Hãy đi theo cách sạch sẽ, sang trọng và lịch sự. Đó là cách kinh doanh lâu bền và hiệu quả.
- Bạn nên am hiểu về ẩm thực, đặc biệt nghiên cứu kỹ về món Phở. Nếu không bạn sẽ rất thiệt thòi so với những đối thủ của mình đấy. Có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương“. Nếu quán phở của bạn nằm ở góc ngách của thành phố, nhưng với thực đơn phong phú, món ăn hấp dẫn khách vẫn tìm đến bạn.
Lưu ý:
Phở bò thì phổ biến hơn cả. Cách nấu Phở bò đòi hỏi nhiều công đoạn và có những bí quyết để nấu phở ngon. Để đa dạng trong menu của bạn cũng cần những món ăn đa dạng khác chẳng hạn xôi khúc, bún bò giò heo, vv.. Như vậy khách hàng sẽ đến với bạn nhiều hơn với sự đa dạng món ăn mà khách có thể có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
Dù kinh doanh quán ăn, quán phở lớn hay nhỏ bạn đều phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể thì mới có thể phát triển.
Những bài viết bạn không nên bỏ qua >>
Tổng kết
Thương trường như chiến trường. “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Việc lập kế hoạch kinh doanh quán ăn sáng là điều kiện tiên quyết cho bạn giành chiến thắng trong lĩnh vực này. Cuộc sống không bao giờ không có lần thất bại. Nhưng chỉ 1 lần thành công cũng xóa nhòa tất cả. Với kiến thức và quyết tâm vững vàng, thì không có gì là không thể. Đây là kinh nghiệm mở quán ăn sáng từ các nhà hàng, quán phở có tiếng đã chia sẻ. Vì thế các bạn hãy tiến hành lập kế hoạch kinh doanh cho quán ăn nhỏ của mình theo những bước mình đã hướng dẫn ở trên nhé. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp của mình